CÁC ĐỘT PHÁ ĐƯỢC CÔNG BỐ TỪ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ HIV/AIDS VỪA QUA (AIDS2024, THÁNG 7/2024 TẠI MUNICH, ĐỨC)

AIDS 2024 key takeaways

Hội Nghị AIDS 2024 đã mang đến những cập nhật khoa học mang tính đột phá và thay đổi to lớn trong ứng phó với HIV/AIDS toàn cầu, cũng như các sáng kiến do cộng đồng lãnh đạo, những hoạt động  kêu gọi giải quyết các vấn đề lớn về Sự tiếp cận các thông tin khoa học và sản phẩm mới nhất, và lời hứa về cam kết mang tính chính trị mới để duy trì một Đáp ứng hiệu quả đối với HIV – tất cả đều nhằm “Đặt Con Người Lên Trước”!

Dưới đây là một số điểm quan trọng mang tính đột phá rút ra từ các phiên của Hội nghị AIDS 2024:

AIDS 2024 DD 08 cure 0

1. Chữa Trị khỏi HIV:

Hội nghị được định hướng sẽ là một sự kiện đột phá về chữa trị HIV khi ba người được biết đã chữa khỏi HIV cùng nhau chia sẻ câu chuyện của họ trong một Phiên tiền hội nghị. Adam Castillejo (trước đây được biết đến với tên bệnh nhân London), Marc Franke (bệnh nhân Düsseldorf) và Paul Edmonds (bệnh nhân City of Hope) đã chia sẻ câu chuyện của họ. Hy vọng của họ là truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu và những người sống chung với HIV tiếp tục nỗ lực tìm ra một phương pháp chữa trị cho tất cả mọi người.

Tiếp theo đó là chi tiết về “bệnh nhân Berlin tiếp theo” – người đàn ông 60 tuổi đã nhận ghép tế bào gốc để điều trị bạch cầu năm 2015, ngừng điều trị kháng retrovirus năm 2018 và vẫn trong trạng thái không có HIV hơn 5 năm sau đó. Điều đặc biệt lần này là lần đầu tiên, người hiến tặng chỉ có một đột biến CCR5-delta32 thay vì hai, một yếu tố di truyền liên quan đến kháng HIV. Điều này có thể mang lại những hứa hẹn cho các chiến lược chữa trị HIV quy mô lớn dựa trên liệu pháp gen.

Nhiều nghiên cứu chữa khỏi HIV vẫn đang cho thấy các triển vọng khả quan và người sống với HIV được kêu gọi tiếp tục tuân thủ điều trị đều đặn để duy trì chất lượng cuộc sống khoẻ mạnh.

AIDS 2024 DD 04 banner 00 3

2. Công Nghệ “Có Tác dụng kéo dài”

Hiện nay đang có 3 hãng dược phẩm thử nghiệm, sản xuất và công bố 3 dòng thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV có tác dụng kéo dài bao gồm:

  • Cabotegravir (CAB-LA) do hãng dược GSK sản xuất dạng tiêm liều 2 tháng/ 1lần. Hiện nay đã được phê duyệt trên 20 quốc gia, trong đó Việt Nam vẫn đang nằm trong danh sách chờ phê duyệt.
  • Lenacapavir do hãng dược Gilead đang thử nghiệm dạng tiêm liều 6 tháng/lần. Hiện nay vẫn chưa có các thông tin chính thức về việc xin phê duyệt tại các quốc gia.
  • MK-8527 do hãng dược MERCK đang nghiên cứu lâm sàng ở giai đoạn 3 dạng uống 1 tháng/lần.

Bà Winnie Byanyima, Giám Đốc Điều Hành UNAIDS, đã mô tả Lenacapavir tiêm hai lần một năm của Gilead như một “công cụ phòng ngừa kỳ diệu” cho HIV. Kết quả từ thử nghiệm PURPOSE 1, được trình bày tại AIDS 2024, đã xác nhận rằng Lenacapavir đạt hiệu quả 100% bảo vệ chống lại lây nhiễm HIV ở phụ nữ chuyển giới.

Bên cạnh sự phấn khích từ phát hiện này là những lời kêu gọi từ các nhà hoạt động về “Tiếp cận cho tất cả”. Các câu hỏi được đặt ra về giá cả của Lenacapavir và liệu công cụ kỳ diệu này có quá đắt để sử dụng ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Như cựu Chủ Tịch IAS Sharon Lewin đã chỉ ra trong phiên bế mạc, “các đột phá y tế chỉ có ý nghĩa khi những người cần thuốc có thể tiếp cận chúng.”

Các sản phẩm tiêm dài hạn cung cấp một lựa chọn kín đáo hơn so với việc dùng PrEP hàng ngày, đồng thời khắc phục các thách thức trong việc tiếp cận thuốc hàng ngày và tuân thủ thuốc. Hai năm trước, WHO đã kêu gọi các quốc gia xem xét Cabotegravir (CAB-LA) dài hạn tiêm, một lựa chọn phòng ngừa HIV an toàn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, chi phí là một lý do lớn khiến nó bị giữ ngoài tầm với ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Cho đến nay, các nghiên cứu triển khai CAB-LA trong thế giới thực trên lục địa Châu Phi còn thiếu, và AIDS 2024 đã thấy việc phát hành bằng chứng quan trọng để lấp đầy khoảng trống này. Tại Uganda và Kenya, hơn một nửa số người tham gia vào thử nghiệm SEARCH Dynamic Choice HIV phòng ngừa đã chọn bắt đầu CAB-LA thay vì PrEP hoặc PEP đường uống.

Hội nghị hiv 2024

3. Lãnh Đạo, Chính Sách và Tài Trợ:

Một trong những trở ngại lớn nhất để hiện thực hóa tầm nhìn chấm dứt đại dịch HIV như một mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng và phúc lợi cá nhân vào năm 2030 là sự sụt giảm trong tài trợ. UNAIDS chỉ ra rằng nguồn tài trợ quốc tế cho HIV vào năm 2023 giảm gần 20% so với đỉnh điểm năm 2013. Nó cho biết số tiền 19,8 tỷ USD có sẵn cho các chương trình HIV ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình vào năm 2023 còn thiếu gần 9,5 tỷ USD so với số tiền cần thiết vào năm 2025.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đức đối với phản ứng HIV và tuyên bố tại phiên khai mạc rằng Đức đã trở thành nước ký kết thứ 39 của Quan Hệ Đối Tác Toàn Cầu để Loại Bỏ Mọi Hình Thức Kỳ Thị và Phân Biệt Đối Xử liên quan đến HIV vào năm 2030. Gần Hội nghị, Thị trưởng Munich kêu gọi bang Bavaria hợp pháp hóa các phòng tiêm chích ma túy và Munich đã trở thành một “Fast-Track City – Thành Phố Tăng Tốc” vào ngày khai mạc Hội nghị.

Hơn 370 Nghị sĩ từ hơn 45 quốc gia đã đồng thống nhất cam kết: Đặt con người lên trước” trong việc xây dựng lại sự ủng hộ chính trị nhằm chấm dứt lây truyền HIV như một phần của Tuyên bố thành lập Nền tảng Nghị viện Toàn Cầu về HIV và AIDS.

AIDS 2024 DD 08 0011 GBELL Thursday Global Village 22 Large

4. HIV Vẫn Còn Ở Đây và đang ở Ngã ba đường

Tại Hội Nghị, UNAIDS chia sẻ dữ liệu toàn cầu cập nhật mới nhất về HIV. Dữ liệu cho thấy số ca nhiễm HIV mới đã giảm 39% trên toàn cầu kể từ năm 2010 – và 56% ở các khu vực Trung, Đông, Nam và Tây Phi. Tuy nhiên, thực tế là cứ mỗi 2 phút, sẽ có 1 người mắc mới HIV, và vẫn còn lo ngại rằng thế giới sẽ không đạt được các mục tiêu 95-95-95 vào năm 2030 của UNAIDS.

Báo cáo cho thấy có 39,9 triệu người sống chung với HIV vào năm 2023 (tăng từ 39 triệu người vào năm 2022). Khoảng 1,3 triệu người đã nhiễm HIV vào năm 2023 – nhiều hơn gấp ba lần mục tiêu khống chế ở mức 370.000 người vào năm 2025.

Khoảng 630.000 người đã chết vì các bệnh liên quan đến AIDS trên toàn cầu vào năm 2023 – cứ một phút lại có một người chết và vượt xa mục tiêu khổng chế chỉ 250.000 người chết vi các bệnh liên quan đến AIDS vào năm 2025. So với các mục tiêu 95-95-95, kết quả đạt được vẫn ở chỉ đang ở mức 86-89-93.

Một nghiên cứu do UNAIDS dẫn đầu đã chỉ ra chi phí của sự “không hành động” và thất bại trong việc đạt được các mục tiêu. Nó cho thấy nếu chúng ta không đạt được các mục tiêu 95-95-95, chi phí nhân đạo sẽ bao gồm 34,9 triệu ca nhiễm HIV mới và 17,7 triệu ca tử vong liên quan đến AIDS từ năm 2021 đến 2050. Chi phí kinh tế của sự “không hành động” sẽ là hơn 8.200 USD mỗi người ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình vào năm 2050. “Sự im lặng không phải là một lựa chọn,” các nhà nghiên cứu kết luận.

AIDS 2024 DD 08 0015 DSC 6336 Large

5. DoxyPrEP và DoxyPEP:

AIDS 2024 đã thấy thuật ngữ “DoxyPrEP” (dự phòng trước phơi nhiễm các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bằng doxycycline) ra mắt để bổ sung cho thuật ngữ “DoxyPEP” (dự phòng sau phơi nhiễm các nhiễm trùng do vi khuẩn bằng doxycycline) đã được biết đến rộng rãi hơn. Các nhà nghiên cứu từ các nơi trên thế giới đã trình bày các phát hiện cho thấy hiệu quả của DoxyPEP trong việc ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).

Một thử nghiệm từ Canada liên quan đến nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, sống chung với HIV và có tiền sử bệnh giang mai, cho thấy giảm 79% bệnh giang mai, 92% bệnh chlamydia và 68% bệnh lậu ở nhóm dùng doxycycline so với nhóm giả dược. Một nghiên cứu từ Nhật Bản trên các nữ lao động tình dục cho thấy tỷ lệ mắc bệnh STI giảm từ 232.3 xuống 79.2 trên 100 người mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh giang mai giảm xuống bằng không; có sự giảm nhẹ đáng kể về chlamydia và không có thay đổi đáng kể về bệnh lậu.

Tỷ lệ mắc bệnh STI ở các phụ nữ trẻ sử dụng PrEP tại trung, đông, nam và tây Phi rất cao. Nghiên cứu trước đây cho thấy DoxyPEP ngăn ngừa hiệu quả các bệnh STI ở nam giới hợp giới và phụ nữ chuyển giới nhưng không hiệu quả ở phụ nữ hợp giới do tỷ lệ sử dụng DoxyPEP thấp, với các rào cản như tác dụng phụ, gánh nặng thuốc, kỳ thị và lo ngại phản ứng của bạn tình.

Một câu hỏi lớn đặt ra về khả năng kháng thuốc (AMR) với việc sử dụng doxycycline kéo dài. Cần có giám sát quy mô lớn và liên tục để thu thập thêm bằng chứng về AMR.

AIDS 2024 DD 08 takeaway 6 1

6. Sự Kỳ Thị, Phân Biệt Đối Xử và Hình Sự Hóa:

Những trở ngại nói trên đối với tiến trình ứng phó HIV không giảm bớt. Trái lại, phân tích dữ liệu từ 842.169 người, bao gồm 70.109 người sống chung với HIV, trên 33 quốc gia châu Phi cho thấy tác động liên kết của sự kỳ thị với việc giảm sự tham gia ở mọi giai đoạn chăm sóc HIV. Các nhà nghiên cứu đã phân tích ba thước đo kỳ thị, tất cả đều liên quan đến việc giảm tỷ lệ xét nghiệm HIV trong năm qua bao gồm: 1/ thái độ phân biệt đối xử đối với người sống chung với HIV (báo cáo bởi 36% số người); 2/ xấu hổ khi liên quan đến người sống chung với HIV (18%); và 3/ kỳ thị HIV do nhận thức (79%). Khi thái độ phân biệt đối xử ở cấp cộng đồng tăng 50%, những người sống chung với HIV ít có khả năng dùng ART hơn 17% và có tỷ lệ ức chế tải lượng virus thấp hơn 15%.

Hơn một nửa trong số 18.430 nhân viên y tế trên khắp châu Âu lo ngại khi cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người sống chung với HIV. Gần một nửa trong số 8.128 người tham gia vào một nghiên cứu về hình sự hóa HIV và kỳ thị được thực hiện ở đông Âu và trung Á đã trải qua trải nghiệm kỳ thị trong các cơ sở y tế.

Theo iasociety.org

BẢN ĐỒ DỊCH VỤ THÂN THIỆN VỚI LGBTIQ+

Bạn đang tìm kiếm các dịch vụ thân thiện với cộng đồng ở gần bạn, Truy cập Bản đồ dịch vụ ngay để tìm kiếm chỉ trong 1 phút!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *