Bệnh giang mai – cái tên gây nên nỗi ám ảnh và sợ hãi của biết bao người. Vậy bệnh giang mai là gì, bệnh lây truyền qua các đường nào, dự phòng thế nào và đặc biệt, người mắc bệnh giang mai có thể chữa khỏi được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi đó!
1. Bệnh giang mai là gì?
Có lẽ chúng ta đều biết đến bệnh giang mai – một căn bệnh xã hội tương đối nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ràng về chúng. Nguyên nhân chính gây bệnh đó là xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Thông thường, chúng còn được biết đến với tên gọi xoắn khuẩn giang mai.
Giang mai là căn bệnh xã hội phổ biến hiện nay.
Với cấu tạo đặc biệt, xoắn khuẩn giang mai có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng từ người sang người. Đặc biệt, những bạn không tập trung điều trị bệnh sớm thì xoắn khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, chúng gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan trên cơ thể. Đó là lý do vì sao rất nhiều bệnh nhân lo lắng không biết bệnh giang mai có chữa được không?
2. Con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu
Nhìn chung, việc tìm hiểu về con đường lây nhiễm bệnh là cực kỳ cần thiết. Dựa vào đó, chúng ta sẽ biết cách chủ động phòng tránh, bảo vệ chính mình khỏi sự tấn công của xoắn khuẩn.
- Đa số người mắc bệnh giang mai đều lây nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn. Có thể họ quan hệ bằng miệng, hậu môn hoặc quan hệ bừa bãi, không sử dụng bao cao su,… Tình trạng lây nhiễm bệnh giang mai đang gia tăng nhanh chóng bởi sự vô tâm, chủ quan của nhiều người.
- Bên cạnh đó, bạn còn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, đặc biệt là để những vết trầy xước tiếp xúc với dịch tiết của người mắc giang mai.
Trước khi tìm hiểu bệnh giang mai có chữa được không, các bạn nên biết cách để bảo vệ mình. Tốt nhất, chúng ta hãy hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân với mọi người xung quanh. Có thể nói đây là cách đơn giản để bạn tự bảo vệ bản thân và mọi người.
Bạn nên tìm hiểu những con đường lây nhiễm bệnh và chủ động phòng tránh.
Ngoài ra, một số trường hợp em bé mắc bệnh giang mai, nguyên nhân chính là do người mẹ nhiễm bệnh trong quá trình mang t hai. Khác với nhiều căn bệnh, ngay từ trong bụng mẹ, xoắn khuẩn đã bắt đầu tấn công thai nhi và gây bệnh bẩm sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bé.
3. Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?
Bệnh giang mai sẽ dễ dàng chữa khỏi hoàn toàn và không có bất kỳ hậu quả nào nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm, hoặc để bệnh nặng mà không được chữa trị hợp lý và kịp thời sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não, hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm cả tim.
Các thời kỳ của bệnh giang mai và chẩn đoán sớm bệnh giang mai, xem thêm tại đây.
Mặc dù bệnh giang mai có thể chữa khỏi được bằng kháng sinh phù hợp từ địa chỉ y tế uy tín. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể không phục hồi được bất kỳ tổn thương nào do bệnh giang mai đã gây ra.
4. Các phương pháp điều trị giang mai
Giang mai là căn bệnh nguy hiểm, có thời gian ủ bệnh khá lâu. Do vậy nếu không được phát hiện và có phác đồ điều trị giang mai hợp lý, khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào nội tạng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Điều trị giang mai giai đoạn đầu: Giang mai ở giai đoạn đầu rất dễ chữa. Trước tiên bác sĩ sẽ cho người bệnh điều trị bằng thuốc kháng sinh Penicillin. Đây có thể coi là loại kháng sinh đặc hiệu được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị giang mai. Nếu người bệnh bị dị ứng với loại kháng sinh này, bác sĩ sẽ đổi sang kháng sinh khác như doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.
Điều trị giang mai giai đoạn sau: Với bệnh ở giai đoạn sau, đã phát triển nặng hơn gây nhiều biến chứng về nội tạng, thần kinh. Người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch thuốc penicillin mỗi ngày. Trong quá trình điều trị bệnh giang mai, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi những vết loét trên cơ thể lành hoàn toàn và được bác sĩ cho phép.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả về bệnh giang mai, cách phòng tránh cũng như các phương pháp điều trị bệnh. Bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm để chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm và có được phương pháp điều trị tốt nhất để chữa khỏi bệnh cũng như không để lại di chứng gì sau này.
Để được tư vấn hoặc sàng lọc nguy cơ lây nhiễm BỆNH GIANG MAI, bạn có thể gọi tới HOTLINE (024.8888.6677) của Trạm Xá Cầu Vồng hoặc tự đánh giá trực tiếp TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan
CÁC VỊ TRÍ “ƯA THÍCH” CỦA VI KHUẨN GIANG MAI
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu không được điều..
VIÊM ÂM ĐẠO – CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Viêm âm đạo là tình trạng không hiếm gặp ở nữ giới. Nguyên nhân gây..
9 BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC PHỔ BIẾN NHẤT
Các bệnh lây qua đường tình dục có thể lây nhiễm qua bất kỳ hình..
CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH LẬU Ở CÁC BẠN NAM
Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục..
CÁCH NHẬN BIẾT SÙI MÀO GÀ – NGUYÊN NHÂN MẮC SÙI MÀO GÀ
Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, bệnh sùi mào gà nguy hiểm với tỷ..
HẬU QUẢ NẶNG NỀ CỦA GIANG MAI KHI GIANG MAI SANG THỜI KỲ 3
Đặc điểm của giang mai thời kỳ này là tổn thương khu trú mang tính..