Bạn đang thắc mắc, liệu bản thân hay người nhà có đang mắc phải bệnh giang mai hay không? Dựa vào các dấu hiệu gì để phát hiện sớm bệnh giang mai? Mắc bệnh giang mai sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Các thông tin chúng tôi cung cấp ở bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được các thắc mắc của các bạn.
Theo cổ điển bệnh giang mai tiến triển làm 3 thời kỳ : giang mai 1, giang mai 2, giang mai 3. Giữa các thời kỳ có giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng gọi là giang mai kín.
1. Giang mai thời kỳ 1
Đặc điểm giang mai 1 là thời kỳ xoắn khuẩn xâm nhập tại chỗ và qua hệ thống mạch máu đã lan toàn thân. Tổn thương khu trú tại chỗ, nông, điều trị khỏi hoàn toàn không để lại di chứng ít nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu điều trị kịp thời. Tuy nhiên giai đoạn này rất nguy hiểm cho xã hội vì lây rất mạnh (nhiều xoắn khuẩn tại các tổn thương, bệnh nhân không có cảm giác chủ quan vẫn quan hệ với nhiều bạn tình được).
Giai đoạn này xuất hiện sau khi ủ bệnh 3 – 4 tuần hoặc 3 tháng và kéo dài 1 – 2 tháng với các triệu chứng :
- Săng phát ngay ở chỗ xoắn khuẩn đột nhập vào cơ thể, ở đàn ông khu trú ở quy đầu, rãnh quy đầu, nhưng cũng có thể ở miệng sáo, ở hãm, ở bìu, ở vùng xương mu ở trực tràng quanh hậu môn đối với người có quan hệ đồng giới;
- Ở phụ nữ thường xuất hiện ở cổ tử cung, thành âm đạo, môi lớn, môi bé, âm vật. Còn có thể có ở một số vị trí khác như hạnh nhân, họng, lỡi hoặc môi, ở trên trán, ở vú có khi ở ngón tay nhất là đối với nữ hộ sinh đỡ đẻ cho bệnh nhân giang mai.
Đặc điểm của trợt là:
- Vết trợt nông hình tròn hay bầu dục bằng phẳng với mặt da, màu đỏ tươi, không có mủ, không có vảy thường đơn độc;
- Không ngứa, không đau;
- Nền rắn, cứng như tờ bìa là triệu chứng quan trọng nhất, nói “săng cứng” tức là săng giang mai
Ngày nay người ta gặp nhiều loại chancre không điển hình như mô tả. 1/3 số bệnh nhân có nhiều trợt loét, 25% có loét gây đau và không có nền rắn như cổ điển. Có thể trợt bội nhiễm, trợt hoại tử hoặc trợt khổng lồ.
Vài ngày sau khi có trợt, các hạch vùng lân cận thường viêm to thành 1 chùm gồm nhiều hạch trong đó có 1 hạch to được gọi là hạch chúa. Bắt đầu hạch ở 1 bên, sau có thể cả 2 bên. Hạch có các tinh chất như sau:
- Rắn;
- Di động;
- Không làm mủ;
- Không liên kết lại với nhau;
- Trường hợp loét bị bội nhiễm, hạch cũng sưng nóng đỏ đau nhưng không vỡ mủ.
2. Giang mai thời kỳ 2
Đặc điểm của giang mai 2: là thời kỳ nhiễm trùng máu. Xoắn khuẩn xâm nhập vào tất cả các cơ quan phủ tạng. Tổn thương đa dạng nhưng chưa phá huỷ tổ chức nên có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Thời kỳ này đối với bản thân bệnh nhân chưa thực sự nguy hiểm nhưng đối với cộng đồng xã hội thì rất nguy hiểm vì lây lan rất mạnh, ở tất cả các tổn thương đều có xoắn khuẩn.
Giang mai thời kỳ 2 xuất hiện: trung bình khoảng 6-8 tuần sau khi có loét. Các thương tổn ở niêm mạc xuất hiện rầm rộ và lan toả trong khi đó 1/3 số trường hợp chancre giang mai vẫn tồn tại chưa mất hết.
Người ta chia giang mai thời kỳ 2 thành: giang mai thời kỳ 2 sơ phát và giang mai thời kỳ 2 tái phát.
Tổn thương giang mai thời kỳ 2 có những đặc điểm sau:
- Có nhiều dạng thương tổn, đặc điểm chung là không ngứa, không đau.
- Các thương tổn sớm thường lan toả toàn thân và đối xứng.
- Các thương tổn giang mai 2 muộn có khuynh hướng khu trú hơn và không đối xứng.
Thương tổn rất đa dạng thường nông hơn trên mặt da như dát (hồng ban) sẩn, sẩn vẩy, sẩn mủ, mụn mủ.
Viêm hạch nhỏ lan toả với các tính chất như giang mai 1, rắn không đau và di động.
Có 1 số triệu chứng toàn thân: sốt nhức đầu về đêm, khàn tiếng đau xương khớp.
Không có triệu chứng cơ năng kèm theo. Tuy nhiên các thương tổn ở nang lông, mụn mủ có thể hơi ngứa. Các thương tổn ớt, chảy mủ hay tiết dịch có thể ngứa rát.
Các thương tổn giang mai 2 tái phát thường thành hình vòng cung, hình nhẫn và không đối xứng.
Các loại thương tổn của giang mai thời kỳ 2:
- Đào ban là các dát màu hồng, ấn kính mất, thường thấy ở vùng bụng, mạng sờn, bả vai, các nếp gấp tay chân. Đào ban xuất hiện ở da đầu gây rụng tóc.
- Sau 1 thời gian không điều trị gì đào ban cũng mất đi để lại một ít vết có sắc tố nhẹ. ở người da màu có thể gặp những dát trắng loang lổ tròn hay bầu dục quanh cổ, vai được gọi là vòng vệ nữ.
- Viêm hạch lan toả: Các hạch nhỏ, rắn xuất hiện nhiều nơi nh cổ, dưới cằm sau tai, nách, bẹn, cùi tay, lăn dưới ngón tay, không dính vào nhau.
- Các mảng niêm mạc khu trú vào các niêm mạc như quanh mép mũi, quanh hậu môn, âm hộ. Có thể trợt loét, sẩn sùi hoặc nứt rõ, có vẩy tiết, chứa nhiều xoắn khuẩn và rất lây.
- Sẩn nổi cao trên mặt da rắn chắc, màu đỏ đồng hình bán cầu chung quanh có viền vẩy.
- Sẩn rất đa dạng: sẩn có vẩy, sẩn trợt, sẩn có mủ, sẩn loét, đa dạng cả về vị trí và cách sắp xếp: sẩn hình cung, sẩn hình nhẫn, sẩn nang lông, sẩn dạng trứng cá.
+ Ở những vùng nóng và ẩm của cơ thể như kẽ mông, hậu môn, âm hộ, nách, các sẩn thường có chân bò ra bề mặt phẳng và ớt có khi xếp thành vòng chung quanh hậu môn, âm hộ, chứa rất nhiều xoắn khuẩn và rất lây gọi là Comdylomalata.
+ Ở lòng bàn tay, bàn chân do lớp sừng dày sẩn thường có bề mặt phẳng, bong vẩy da theo hướng ly tâm nên để lại một viền vẩy chung quanh sẩn gọi là viền vẩy Biett.
+ Ở những đợt giang mai 2 tái phát muộn, các sẩn thường xếp thành 1 chùm trung tâm là 1 sẩn lớn, chung quanh có nhiều sẩn nhỏ gọi là corymbiose syphilide ( chùm sẩn giang mai).
– Những biểu hiện toàn thân: viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khàn tiếng, viêm màng xương, đau rức xương đùi về đêm, viêm thận, biểu hiện thần kinh.
Các thương tổn của giang mai 2 tiến triển thành từng đợt trong vòng 2 năm đầu, càng về sau thương tổn càng ăn sâu xuống và khu trú lại.
Nếu không được điều trị các thương tổn này cũng tự mất đi không phải là khỏi mà bệnh ẩn vào trong và tiếp tục phá hoại cơ thể. Đó là giang mai kín (giang mai ẩn).
3. Giang mai kín (giang mai ẩn):
Thời kỳ này có thể chia làm 2 giai đoạn: khoảng 2-6 tháng sau khi xuất hiện các thương tổn của giang mai 2 rồi tự biến hết và bước vào giai đoạn kín sớm. Thời kỳ này không có triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn lây cho người khác.
Khoảng 25% bệnh nhân không được điều trị lại thấy xuất hiện các thương tổn của thời kỳ 1 hoặc 2 ở sẹo loét cũ vào cuối năm thứ 2 hoặc các tổn thương phì đại chung quanh hậu môn như condylomalata.
Các thương tổn này không được điều trị cũng biến mất và sang thời kỳ giang mai kín muộn. Ở thời kỳ này bệnh không lây lan nữa, bệnh nhân tưởng đã khỏi tuy nhiên vẫn lây lan cho thai nhi thành giang mai bẩm sinh.
Giai đoạn giang mai kín muộn có thể kéo dài nhiều năm,thậm chí suốt đời bệnh nhân không có triệu chứng gì. Tuy nhiên 1/3 số bệnh nhân này sang năm thứ 3 trở đi sẽ thấy các triệu chứng của giang mai 3.
4. Giang mai thời kỳ 3
Đặc điểm của thời kỳ này là tổn thương khu trú mang tính chất phá hủy tổ chức gây những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho bệnh nhân. Đối với xã hội thời kỳ này ít nguy hiểm vì khả năng lây lan trong cộng đồng bị hạn chế. Nhưng nếu là thai phụ có khả năng sinh ra con bị giang mai bẩm sinh.
Giang mai củ và gôm giang mai:
– Thương tổ khu trú vào da, niêm mạc, cơ bắp, khớp, mắt, hệ tiêu hoá, gan, nội tiết. Thương tổn chủ yếu là:
– Các củ số lượng ít, khu trú ở 1 vùng, không đối xứng hay gặp ở phần trên lưng các chi. Củ nổi cao trên mặy da, tròn, trơn, thâm nhiễm, không đau, đường kính dưới 1cm, hình nhẫn, hình cung, hoặc vòng vèo, lành ở giữa, phát triển ra xung quanh, có khi có vảy như vảy nến.
– Tổn thương phủ tạng :
+ Tim mạch: gây phình động mạch, hở động mạch chủ;
+ Thần kinh:viêm màng não cấp, gomme ở não, tủy sống gây liệt;
+ Mắt :viêm củng mạc,mống mắt.
Giang mai bẩm sinh:
Thai nhi bị lây từ mẹ khi còn nằm trong tử cung nên khi đẻ ra đã mắc bệnh, với nhiều hình thái khác nhau.
Hi vọng các thông tin trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả về các giai đoạn của bệnh giang mai. Bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm để chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm và có được phương pháp điều trị tốt nhất để chữa khỏi bệnh cũng như không để lại di chứng gì sau này.
Để được tư vấn hoặc sàng lọc nguy cơ lây nhiễm BỆNH GIANG MAI, bạn có thể gọi tới HOTLINE (024.8888.6677) của Trạm Xá Cầu Vồng hoặc tự đánh giá trực tiếp TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan
CÁC VỊ TRÍ “ƯA THÍCH” CỦA VI KHUẨN GIANG MAI
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu không được điều..
VIÊM ÂM ĐẠO – CÁCH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Viêm âm đạo là tình trạng không hiếm gặp ở nữ giới. Nguyên nhân gây..
9 BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC PHỔ BIẾN NHẤT
Các bệnh lây qua đường tình dục có thể lây nhiễm qua bất kỳ hình..
CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH LẬU Ở CÁC BẠN NAM
Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục..
CÁCH NHẬN BIẾT SÙI MÀO GÀ – NGUYÊN NHÂN MẮC SÙI MÀO GÀ
Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, bệnh sùi mào gà nguy hiểm với tỷ..
HẬU QUẢ NẶNG NỀ CỦA GIANG MAI KHI GIANG MAI SANG THỜI KỲ 3
Đặc điểm của giang mai thời kỳ này là tổn thương khu trú mang tính..