Xem đầy đủ tọa đàm tại đây: https://youtu.be/XFD87RGnJKM?si=Rfpl-lZpyJ88X4z5
Vào ngày 28-29 tháng 6 vừa qua, anh Trịnh Đình Minh Việt (Giám đốc chương trình – DNXH Hải Đăng) đã phát biểu tại Hội thảo thường niên của Mạng lưới Sức khỏe tâm thần toàn cầu (Global Mental Health Action Network) tại Cape Town, Nam Phi. Sự kiện tiêu biểu này quy tụ trực tiếp hơn 150 chuyên gia về lĩnh vực sức khỏe tâm thần hàng đầu trên thế giới và hơn 500 đại diện tham gia trực tuyến tới từ 45 quốc gia khắp các châu lục. Hội thảo tạo không gian thảo luận những vấn đề hàng đầu trong vận động và thiết kế chương trình can thiệp liên quan tới tâm lý (v.d., khoảng trống số liệu về sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên, kết hợp sức khỏe tâm thần vào chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân, toàn cảnh tình hình viện trợ toàn cầu dành cho sức khỏe tâm thần). Hội thảo được tổ chức bởi tổ chức United for Global Mental Health với sự tài trợ của Grand Challenges Canada, Fondation Botnar, Wellcome Trust, và nhiều đối tác khác.
Tại Hội thảo, anh Minh Việt đã phát biểu trong tọa đàm “Đặt thanh niên làm trọng tâm trong kế hoạch viện trợ là chìa khóa thay đổi sức khỏe tâm thần” (Youth-centred funding driving change in mental health). Những diễn giả cùng phiên bao gồm ông Sahil Chopra (đại diện nhà tài trợ Grand Challenges Canada), bà Aline Cossy-Gantner (đại diện nhà tài Fondation Botnar), và anh Jose Peffer (tổ chức cộng đồng Waves for Change). Trong phiên này, anh Việt đã nhấn mạnh tính đột phá trong thể chế của Mạng lưới Sức khỏe tinh thần LGBTIQ+ tại Việt Nam trong việc trao quyền lãnh đạo cao nhất cho thanh niên LGBTIQ+ đang sống chung với những vấn đề về sức khỏe tinh thần. Cụ thể, tất cả các thành viên trong Ban quản trị của Mạng lưới đồng nhất đặt niềm tin vào tầm quan trọng của tính chất lãnh đạo này và cùng nhau thiết lập những cơ chế để gia tăng sự tham gia có ý nghĩa của nhiều thanh niên tương tự trong các hoạt động vận động vì sức khỏe tinh thần LGBTIQ+. Bên cạnh đó, anh Việt cũng phân tích chuyên sâu hai yếu tố thiết yếu để đảm bảo rằng thanh niên có tham gia trọn vẹn nhất trong nghiên cứu và ứng dụng thực tế vì sức khỏe tâm thần. Trong đó, hai yếu tố này đòi hỏi các nhà lãnh đạo toàn cầu cần phải (1) Phân bổ sự tham gia có ý nghĩa của thanh niên dựa trên mong cầu, định hướng, và năng lực cá nhân của họ và (2) Đặt nỗ lực vào việc trao quyền lãnh đạo cho họ khi có bất cứ cơ hội nào.
DNXH Hải Đăng vô cùng vinh dự khi là một trong những đối tác quốc gia của tổ chức United Global Mental Health. Bên cạnh đó, tổ chức cũng là một thành viên tham gia tích cực trong Mạng lưới Sức khỏe tâm thần toàn cầu nơi quy tụ hơn 3000 thành viên tới 140 quốc gia khác nhau trên thế giới.
Bài viết liên quan
QUYỀN KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á: VIỆT NAM SẮP ĐI ĐẾN ĐÂU?
Quyền kết hôn đồng giới đang có nhiều thay đổi tích cực ở các quốc..
Luật Chuyển đổi Giới tính tại Việt Nam: Những Bước Tiến và Thách Thức
Ngày 12/9 vừa qua, tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc..
SỰ KIỆN CHIẾU PHIM EL HOUB DO ĐẠI SỨ QUÁN HÀ LAN TỔ CHỨC TẠI HÀ NỘI
Chúng mình rất vui mừng thông báo về một sự kiện đặc biệt và ý..
TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC HỖ TRỢ CẢM XÚC VÀ PHỎNG VẤN TẠO ĐỘNG LỰC DÀNH CHO CÁN BỘ CUNG CẤP DỊCH VỤ HIV TẠI QUẢNG NINH
Trong thời gian từ ngày 22- 24 tháng 8 năm 2024, tại Quảng Ninh đã..
CÁC ĐỘT PHÁ ĐƯỢC CÔNG BỐ TỪ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ HIV/AIDS VỪA QUA (AIDS2024, THÁNG 7/2024 TẠI MUNICH, ĐỨC)
Hội Nghị AIDS 2024 đã mang đến những cập nhật khoa học mang tính đột..
Người Thứ 7 Trên Thế Giới Được Chữa Khỏi HIV
Giới khoa học vừa ghi nhận trường hợp thứ 7 trên thế giới được chữa..