Cuối năm 2015, WHO đã khuyến cáo những ai có nguy cơ tiếp xúc với Virus HIV nên sử dụng PrEP (Pre-Exposure Prophylaxis) – một lọai thuốc dự phòng phơi nhiễm. Cho tới nay, PrEP trở thành biện pháp dự HIV có hiệu quả đáng kinh ngạc cũng như trở thành một trong những hy vọng chấm HIV trên thế giới.
PrEP – Dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra như PrEP là gì, liệu có đáng tin cậy như quảng cáo không ? PrEP là thuốc giúp ngăn ngừa HIV ở những người chưa tiếp xúc với virus HIV, được sản xuất dưới dạng những viên thuốc nén có thể uống trực tiếp, vô cùng tiện lợi cho người sử dụng.
Hiệu quả của PrEP hơn 90%
Các thử nghiệm về PrEP đã được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Hiệu quả của thuốc cực kì đáng ghi nhận sau khi thực hiện những thử nghiệm lâm sàng với những nhóm cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, người dị tính và người sử dụng ma túy. Tuy nhiên để PrEP có thể tối đa hóa hiệu quả của thuốc, người sử dụng phải tuân thủ việc uống thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ
Cần làm gì trước khi sử dụng PrEP?
Trước khi sử dụng PrEP, người dùng cần phải xét nghiệm HIV, và nên xét nghiệm cả chức năng gan và thận. Người dùng đặc biệt lưu ý, thuốc PrEP chỉ dành cho những người âm tính với HIV.
Nghiên cứu IPrEx về độ an toàn lâu dài của PrEP với thận, xương, đã khuyến cáo như sau: không sử dụng PrEP nếu eGFR < 60 ml/phút. Nếu xuống dưới 60ml/phút thì phải dừng PrEP ngay. Cũng theo một nghiên cứu lâm sàng của IPrEx thì mật độ khoáng xương có dấu hiệu giảm khoảng 0,4 – 1,5% khi mới sử dụng PrEP. Tuy nhiên, sau một thời gian, mật độ khoáng xương trở lại mức ban đầu.
PrEP có những tác dụng phụ nào và cách xử trí?
Thuốc PrEP ít có tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ có chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy… xảy ra trong vài ngày đầu sử dụng. Nếu hiện tượng trên kéo dài hơn 2 tuần, nên nhanh chóng đến phòng khám để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh.
Để được tư vấn về PrEP, bạn có thể gọi tới HOTLINE (024.8888.6677) của Trạm Xá Cầu Vồng hoặc tự đánh giá trực tiếp TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BAO CAO SU CHO NEWBIE
Sử dụng bao cao su đúng cách là một trong những biện pháp phòng tránh..
3 THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ XÉT NGHIỆM HIV CHÍNH XÁC
Xét nghiệm HIV là một trong những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe..
RÁCH BAO CAO SU KHI QUAN HỆ CÓ LÂY NHIỄM HIV KHÔNG?
Mình và bạn tình bị rách bao cao su khi đang quan hệ qua “cửa..
DẤU HIỆU HIV QUA TỪNG GIAI ĐOẠN
Virus HIV vô cùng nguy hiểm khi có thể làm suy giảm miễn dịch khiến..
CÁCH NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG HIV GIAI ĐOẠN SỚM
Sau khi nghi ngờ hay tiếp xúc với nguồn lây bệnh, người bệnh sẽ xuất..
HIV GIAI ĐOẠN CỬA SỔ – ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?
HIV giai đoạn cửa sổ? Virus HIV gây nên tình trạng suy giảm hệ miễn..