TRẦM CẢM: KHÔNG CHỈ LÀ MỘT “NỖI BUỒN THOÁNG QUA”

anh mo ta

Có lẽ chúng ta đã không còn xa lạ với sự hiện diện của cụm từ “trầm cảm” trong các văn bản cũng như cuộc đối thoại thường ngày. Tuy vậy, có lẽ rất nhiều người vẫn còn cảm thấy mơ hồ về khái niệm này. Lúc nào thì “buồn” chỉ là một cảm xúc nhất thời, và lúc nào thì “buồn” là một dấu hiệu của trầm cảm, của vấn đề sức khỏe tinh thần?

Trầm cảm là trạng thái trầm buồn kéo dài

Điểm phân biệt mấu chốt giữa tình trạng trầm cảm với những nỗi buồn mà bạn ta gặp trong cuộc sống hằng ngày nằm ở thời gian tồn tại của nó. “Buồn” có thể chỉ là một trạng thái cảm xúc hữu hạn về mặt thời gian, như khi bạn buồn vì bị “bạn ấy” từ chối, hay lỡ nghe một lời dè bỉu bản thân “bóng thì làm được gì?” trong đám đông trên giảng đường lúc bạn đang thuyết trình ngày hôm nay.

Nhưng một khi đã là “trầm cảm”, cảm giác trầm buồn này sẽ kéo dài và dai dẳng hơn rất nhiều. Ngày nào với người trầm cảm cũng là những ngày âm u, và bạn cũng không thể hiểu nổi sao những đám mây ấy cứ lơ lửng trên đầu mình hoài mãi không đi.

Trâm cảm

Trầm cảm là những bữa ăn không ngon, ngủ không yên

Giống như rất nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất thường gặp khác, trầm cảm cũng kéo theo các biểu hiện tiêu cực trong việc thực hiện các chức năng cơ bản trong cuộc sống thường ngày.

Có thể, bạn sẽ thấy mình đột nhiên ăn không ngon miệng, dẫn đến chán ăn, bỏ ăn liên tục. Hoặc ngược lại, bạn có thể ăn rất nhiều, ăn đến không kiểm soát được như một cách đối phó với tâm trạng.

Có thể, bạn sẽ ngủ rất ít trong ngày, ít đến mức cơ thể mệt mỏi và thiếu tỉnh táo. Hoặc cũng có thể, bạn sẽ thấy buồn ngủ và ngủ li bì từ giấc này qua giấc khác, nhưng vẫn chẳng cảm thấy khá hơn. Tất cả những dấu hiệu thất thường này, đều có thể xuất hiện đi kèm với cơn trầm cảm của bạn.

Trầm cảm

Trầm cảm là những thất thường trong cảm xúc

Thế giới tâm trí của người trầm cảm là thế giới của những gam màu trầm với những “vệt màu” cảm xúc biến động đột ngột. Người trầm cảm nhạy cảm với những yếu tố ảnh hưởng bên ngoài hơn và cũng khó kiểm soát sự bùng nổ của các cảm xúc này hơn bình thường rất nhiều.

Cơn bùng nổ cảm xúc ấy có thể là một trận khóc sau ngày làm việc mệt mỏi, cơn cáu gắt với người thân hay “người iu” vì những lời nói hay hành động tưởng chừng rất bình thường. Cơn trầm cảm thật sự khiến bạn như một “quả bom cảm xúc” nổ chậm, bất thình lình và thật khó để kiểm soát.

trầm cảm

Nguyên nhân gây trầm cảm

Không có nguyên nhân duy nhất gây bệnh trầm cảm. Một số người đối mặt với những căng thẳng trong cuộc sống như mất người thân, ly hôn, bệnh tật, mất việc làm, khủng hoảng tài chính… Các nguyên nhân khác nhau có thể kết hợp để gây ra bệnh trầm cảm. Ví dụ bạn đang mệt mỏi và chán nản khi bị bệnh dai dẳng, sau đó lại trải qua một sự kiện buồn như mất người thân, điều này tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây bệnh trầm cảm.

  • Căng thẳng: khi đối diện với các sự kiện buồn, căng thẳng như mất người thân, đổ vỡ mối quan hệ yêu đương, vợ chồng. Khi gặp những tổn thương mất mát, nhiều người trở nên buồn bã, không còn hứng thú gặp gỡ bạn bè, người thân và cố gắng tự giải quyết vấn đề của mình. Tình trạng căng thẳng kéo dài, nếu tâm trạng không được cải thiện rất dễ rơi vào trầm cảm.
  • Nhân cách: tính cách tác động rất nhiều đến suy nghĩ. Với một số người khi đứng trước các sự việc căng thẳng có thể không bị trầm cảm nhưng một số người khó thoát ra được suy nghĩ buồn bã và tiêu cực. Người dễ trầm cảm thường quá khắt khe với bản thân, luôn sợ phán xét, mong muốn những gì hoàn hảo nhất. Điều này có thể do gen thừa hưởng từ cha mẹ hoặc ảnh hưởng từ nhỏ.
  • Lịch sử gia đình: nếu ai đó trong gia đình từng bị trầm cảm, nhiều khả năng bạn cũng mắc bệnh này.
  • Sinh con: một số phụ nữ dễ trầm cảm sau sinh. Những thay đổi về nội tiết tố và thể chất, cơ thể, cũng như gia tăng trách nhiệm, có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.
  • Sự cô đơn: cảm giác cô đơn ở một số người bị cắt đứt mối quan hệ khỏi gia đình, bạn bè làm gia tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Rượu và ma túy: trong những sự kiện buồn, nhiều người cố gắng đối phó bằng cách uống quá nhiều rượu hoặc dùng ma túy. Điều này có thể dẫn đến vòng xoáy trầm cảm. Sử dụng ma túy, rượu, chất kích thích ảnh hướng đến chất hóa học của não, làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Bệnh tật: những người bị bệnh mạn tính, bệnh phải điều trị trong thời gian dài, tái phát nhiều là đối tượng dễ trầm cảm. Một số người bị bệnh nội tiết khiến cơ thể mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục từ đó dẫn đến trầm cảm.

Điều gì xảy ra nếu bị trầm cảm

  • Trầm cảm và nguy cơ tự sát: trầm cảm là yếu chính dẫn đến tự tử. Tuyệt vọng sâu sắc khiến người bệnh nghĩ đến cái chết để thoát khỏi nỗi đau. Người bị trầm cảm thường không cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Nếu bạn có người thân và bạn bè có các dấu hiệu cảnh báo như: nói về việc tự sát hay làm hại bản thân, thể hiện cảm giác tuyệt vọng hay mắc kẹt bởi vấn đề gì đó, có mối bận tâm bất thường đến việc chết, hành động liều lĩnh và nguy hiểm, gọi điện cho người thân để nói lời tạm biệt, sắp công việc theo thứ tự như cho đi tài sản quý giá, giải quyết vấn đề một cách thờ ơ, đột ngột từ người đang suy sụp trở nên bình tĩnh và hạnh phúc… Nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên, bạn nên cởi mở nói chuyện, tỏ sự quan tâm chân thành với họ và tìm kiếm người thân giúp đỡ.
  • Tâm lý người bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Tăng khả năng gặp vấn đề về sức khỏe như chứng mất trí nhớ.
  • Trầm cảm có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc đau mãn tính.

Xem thêm:

Để tự sàng lọc về tình trạng Sức khỏe tinh thần và các biểu hiện của TRẦM CẢM, bạn có thể gọi tới HOTLINE (024.8888.6677) của Trạm Xá Cầu Vồng hoặc tự đánh giá trực tiếp TẠI ĐÂY

BẢN ĐỒ DỊCH VỤ THÂN THIỆN VỚI LGBTIQ+

Bạn đang tìm kiếm các dịch vụ thân thiện với cộng đồng ở gần bạn, Truy cập Bản đồ dịch vụ ngay để tìm kiếm chỉ trong 1 phút!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *